Cấu tạo sinh lý da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá đặc biệt
Do da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có điểm chung là mỏng, xốp, chứa nhiều nước, các sợi cơ và sợi đàn hồi phát triển ít nên rất mềm và mịn.
Trong khi đó, so với người lớn, tỷ lệ diện tích da trên cân nặng ở trẻ nhỏ lớn hơn rất nhiều lần, không những thế cấp tạo lớp thượng bì ở trẻ em lại mỏng hơn ở người lớn nên khả năng hấp thu thuốc qua da ở trẻ em sẽ mạnh hơn ở người lớn, đặc biệt ở vùng da bị tổn thương.
Do đó, nếu không lựa chọn đúng các loại dầu phù hợp với độ tuổi của trẻ hoặcbôi trực tiếp các loại dầu này có chứa các thành phần tinh dầu như Methyl salicylat, Methol, Camphor (Long não)… vào mũi hoặc lên da có thể sẽ gây tác dụng kích thích mạnh lên ngọn sợi thần kinh cảm thụ dẫn đến ngạt do liệt hô hấp và gây bỏng cho trẻ nhỏ.
Từ đặc tính về hấp thu thuốc của trẻ em nói trên có thể thấy việc lựa chọn loại hoạt chất, tính liều, dạng bào chế, đường đưa thuốc cần hết sức thận trọng.
Tại sao không nên dùng dầu gió cho trẻ nhỏ?
Thực tế, dầu gió luôn được xem là“trợ thủ đắc lực” trong việc chăm sóc con của các bà mẹ: giữ ấm, phòng ngừa cảm lạnh, đầy hơi, giảm sổ mũi, nghẹt mũi, bôi vết côn trùng đốt... Tuy nhiên, xét ở góc độ khoa học, đây lại là loại chất lỏng được tạo ra bằng cách pha trộn nhiều loại tinh dầu thiên nhiên khác nhau, trong đó phần lớn đều có thành phần tinh dầu bạc hà. Trong Tinh dầu bạc hà, 2 thành phần thường gặp nhất lại là Methol và Methyl salicylat. Hai chất này giúp các loại dầu gió nổi trội về tính cay, nóng.
Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh (do kích thích bài tiết mồ hôi, làm hạ thân nhiệt) khi xoa vào da. Vì vậy, nó được dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh, trị ngứa, trị bệnh ngoài da. Tuy nhiên, nó có thể gây kích ứng cho trẻ nhỏ.
Metyl salicylat là một chất lỏng có mùi mạnh và bền, tan trong dung môi dầu, chất béo,... Nó dễ thấm qua da, giúp giảm đau tại chỗ, chống tê thấp, đau cơ bắp... Nhưng nếu dùng nhiều, Metyl salicylat sẽ làm rộp da, khi gặp nước càng nóng ran mạnh (có thể gây rối loạn thân nhiệt khi xoa ở diện rộng, toàn thân).
Mặc dù các loại dầu này thường có tác dụng phổ biến như giảm đau nhức, giảm ngứa… nhưng các loại tinh dầu có chứa dược chất chính là Methyl Salicylate và Menthol đều không được dùng cho trẻ sơ sinh. Ngay cả với trẻ lớn, làn da các bé đôi khi vẫn rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn so với người lớn.
Đáng nói hơn là trong thành phần của dầu gió còn có chứa Camphor (Long Não), là một chất độc đối với trẻ em. Nếu lạm dụng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước thì hệ hô hấp bị tổn thương, làm ức chế tuần hoàn, gây suy hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở.
Loại dầu nào sẽ an toàn cho trẻ?
Các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh: Tinh dầu Tràm – Khuynh Diệp là hai loại tinh dầu đặc biệt an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi hoạt chất chính trong hai loại tinh dầu trên là Eucalyptol, có tác dụng long đờm, giảm ho, chống viêm, giảm phù nề đường hô hấp.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: α-Terpineol trong tinh dầu Tràm có rất nhiều ưu điểm: tác dụng kháng khuẩn, nấm và virus, phòng ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, thậm chí còn có tác dụng ức chế diệt cả hai virus cúm A H5N1 và A H1N1.
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí BMC Immunology của Mỹ cũng ghi nhận: Tinh dầu Khuynh Diệp có tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch rất tốt, hỗ trợ cho những phản ứng của các đại thực bào tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh tính an toàn tuyệt đối của 2 loại tinh dầu này đối với trẻ sơ sinh.
Công dụng giảm đau từ Methyl Salicylate có trong tinh dầu
Chiết xuất Methyl Salicylate từ thực vật thiên nhiên làm thành dầu bôi giúp giảm cơn đau về cơ, xương, khớp… Methyl salicylate (công thức hóa học C6H4...
TOP 3 LOẠI DẦU NÓNG NHẬT BẢN GIẢM VIÊM ĐAU XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT
Tình trạng viêm đau nhức xương khớp và nhu cầu sử dụng dầu nóng Hầu hết các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật đều được ưa chuộng tại nước ta. Chính vì thế t...
Super
Author short description.
Chi tiết