Trong khi chưa có thuốc đặc trị, việc phòng tránh đóng vai trò quan trọng, trong đó có một số bí quyết dưới đây:
1. Duy trì tư thế hợp lý
Một trong những nguyên nhân gây đau thắt lưng là tư thế đứng ngồi thiếu khoa học. Khi ngồi sai cách, áp lực sẽ dồn lên lưng, lên các khuỷu khớp, cơ bắp và đĩa đệm phát sinh cơn đau. Vì vậy nên duy trì tư thế đứng ngồi cho phù hợp. Không gian làm việc cũng cần đủ rộng, thoáng mát và không bụi bẩn.
2. Không nên kiêng thể thao
Nhiều lời đồn cho rằng, luyện thập thể thao là nguyên nhân tổn thương, tăng bệnh đau thắt lưng nhưng điều này hoàn toàn thiếu cơ sở.
Theo khoa học, tập thể dục được chứng minh là có lợi cho hầu hết các dạng đau, kể cả đau thắt lưng. Nó giúp cho lõi cơ bắp săn chắc, tăng lưu thông máu đến các khớp và đĩa đệm, và cuối cùng làm giảm đau, tăng cảm giác dễ chịu, đồng thời khắc phục những sự cố do đứng ngồi thiếu khoa học gây ra.
3. Không nên kỳ vọng vào bất kỳ phép chữa bệnh nào
Tất cả những gì chúng ta được nghe thấy trên quảng cáo liên quan đến chữa trị đau lưng là không chính xác hoặc có hiệu quả thấp. Chẳng hạn như dùng dầu bôi, sử dụng nhũ hương hay các thiết bị giảm đau lưng được vi tính hóa… Tất cả chỉ mang tính quảng bá, đến nay chưa hề có liệu pháp nào điều trị khỏi được bệnh đau lưng, thậm chí có những bài thuốc gây ra các phản ứng phụ “hại nhiều hơn lợi”.
4. Không nên quá tin vào bất kỳ một chẩn đoán cụ thể nào
Cho đến nay có đến 85% những người bị đau lưng được xếp loại “không đặc trưng”. Điều này có nghĩa, nguồn gốc của cơn đau không cụ thể. Trong khi các xét nghiệm chẩn đoán bệnh đau lưng là cần biết chi tiết liên quan đến xương, đĩa đệm và khớp, nên không thể có xét nghiệm nào cho kết quả chính xác tới 100% được.
5. Không nên mang vác vật nặng
Một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây đau thắt lưng là thường xuyên mang vác, đặc biệt là nâng vật nặng. Nếu công việc đòi hỏi phải làm như vậy, thì nên sử dụng các thiết bị nâng hạ hỗ trợ hoặc nhờ đồng nghiệp giúp đỡ nhằm giảm tải đè lên lưng gây bệnh.
6. Không nên cúi người lặp đi lặp lại
Nguyên nhân phổ biến khác gây đau lưng là thường xuyên cúi gập người về phía trước, việc này có thể tăng áp lực lên đĩa đệm dẫn đến đau cơ và thắt lưng. Tuy nhiên, cũng nên thực hiện các bài tập ngửa người ra phía sau để giúp cân bằng sau một ngày làm việc ngả nhiều về phía trước.
7. Không nên chữa bệnh theo kinh nghiệm của người khác
Khi bị đau thắt lưng, cách tốt nhất là tư vấn chuyên môn, không nên dựa theo đơn thuốc hay kinh nghiệm điều trị của những người khác. Chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra những khuyến cáo hợp lý, kể cả thuốc tiêm lẫn phẫu thuật. Không nên chữa bệnh theo lời đồn, hoặc đơn thuốc của những người khác, bởi hầu hết chứng đau lưng là ngắn hạn và có thể được quản lý hiệu quả bằng tập thể dục và điều chỉnh tư thế.
8. Không nên áp dụng liệu pháp trị bệnh thụ động
Phương pháp điều trị thụ động như dùng nước nóng, nước đá hoặc siêu âm có thể tốt, giảm đau nhưng hiệu ứng chỉ là tạm thời. Hầu hết các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng, hoạt động tập thể dục, tự chăm sóc và điều chỉnh tư thế đi đứng, ngồi là giải pháp hiệu quả nhất. Một cua điều trị liệu vật lý có thể giúp người trong cuộc xác định được bài tập cụ thể, phù hợp với bản thân và sau đó nên áp dụng bài tập này.
9. Nên bỏ thuốc lá
Nếu hút thuốc lá thì nên bỏ càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị đau lưng rất cao vì thuốc lá chứa nhiều hóa chất độc hại và nguy hiểm.
10. Không nên ngồi chờ bệnh tự khỏi
Nếu bị đau thắt lưng trên hai tuần, hãy đi gặp bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu vật lý. Nếu tiếp cận thông tin, điều trị sớm sẽ có nhiều cơ hội phục hồi. Không nên ngồi chờ và cho rằng cơn đau “tự đến, tự đi” mà không cần phải chữa trị.
Những biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp
Khớp nào cũng có thể bị tổn thương thoái hóa nhưng thông thường nhất là thoái hóa khớp háng, khớp gối và khớp cột sống. Hai triệu chứng biểu hiện của ...
Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Theo Ths. BS Nguyễn Trung Anh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, ước tính khoảng 25 – 35% dân số Việt Nam mắc bệnh suy tĩnh mạch c...
Super
Author short description.
Chi tiết